Ấn Triện Cổ Phong | Khắc Triện Đá TPHCM

[tintuc]

Tản mạn viên ngọc tỷ truyền quốc của Tần Thủy Hoàng

Xin phép độc giả vì bài viết này được viết theo lối tản mạn để giữ được sự mông lung của viên ngọc tỷ này .
Ngọc tỷ truyền quốc - Đã có biết bao giai thoại về nó vì bảo bối này luôn lưu lạc chốn nhân gian. Nó được chế tác từ viên ngọc quý nổi tiếng thời bấy giờ là viên ngọc Hòa thị bích của Tần Thủy Hoàng.

Như mọi người cũng đã biết ấn triện của vua thì được gọi là ngọc tỷ, nhưng điều ấy chua đủ, nó phải được làm từ chất ngọc quý thì viên ấn ấy mới thực sự là có giá trị. Khi Tần Thủy Hoàng thống nhất được thiên hạ, ông đã đặt ra nhiều quy định về cách sử dụng ấn chương cũng như danh xưng của chúng. Ông quy định rằng ấn của ông ( Hoàng đế) được gọi là ngọc tỷ và chỉ duy nhất ấn của hoàng đế mới được gọi là "tỷ". Trong khi đó ấn của quan lại vì nhu cầu sử dụng liên tục và độ bền cao nên được làm bằng đồng. Sự khác biệt đẳng cấp sẽ dựa trên hình dáng hoặc màu sắc dây đeo ấn. Điều này đặt ra mô thức mới cho việc sử dụng ấn chương vì trước thời Tần mọi ấn chương bất kể lớn nhỏ đều có thể được gọi là "tỷ".






Mô thức này tạo nên cảm nhận quý hiếm cho ngọc tỷ. Do đó mà trong 2000 năm lịch sử của trung hoa, các vua chúa khi tranh đoạt đều rất coi trong ngọc tỷ, xem nó như chiến lợi phẩm và cũng xem nó là thiên mệnh, là quyền lực trời ban.

Nguồn gốc của viên ngọc Hòa thị bích


Sách xưa kể lại rằng vào thời Xuân Thu, có một người nước Sở tên là Biện Hòa. Trong lúc đi đường núi đã nhặt được một viên đá ngọc, vì đây là bảo vật hiếm thấy và cũng mong muốn được thay đổi phận nghèo của mình mà ông mang mang đến cho Sở Lệ Vương (757-741 TCN) với mong muốn được ban thưởng hậu hĩnh. Vì cũng bán tín bán nghi nên Sở Lệ Vương đã cho người về xem có phải là thật giả không. Tuy vậy viên ngọc quý hiếm này lại là loại ngọc không lộ nên người này chỉ cho rằng đấy là viên đá thường. Biện Hòa bị khép tội khi quân và bị chặt chân trái.







Khi Sở Võ Vương lên ngôi, Biện Hòa cho rằng vua sẽ sáng suốt hơn vua cha mình nên quyết định dâng ngọc lần hai. Tuy nhiên lại giống như lần trước, ông bị tội khi quân và bắt phải chặt chân còn lại. Mãi đến khi Sở Văn Vương lên ngôi khi thấy một ông lão ôm hòn đá dưới chân ngọn Kinh Sơn kêu oan thảm thiết mới thấy lạ, vua bèn cho người tìm hiểu nguyên nhân. Sau đó mới xác nhận lời của ông lão (chính là Biện Hòa năm xưa)  là đúng. Vua quyết định gọi viên ngọc ấy là "Hòa Thị Bích" và xem nó là quốc bảo của nước Sở. Và có lẽ từ lúc này hành trình thất lạc của viên Hòa Thị Bích này cũng bắt đầu.

Quan Lệnh doãn Chiêu Dương là người lập công cho nước Sở, nên Sở Thành Vương quyết định tặng viên ngọc quốc bảo cho ông. Nhưng ông lại vô tình làm thất lạc. Hôm ấy Chiêu Dương mở tiệc trên lầu cao cạnh đầm nước ở ngọn Xích Sơn. Khi ông đem Hòa Thị Bích cho mọi người xem thì bất ngờ có một con cá to nhảy dưới đầm lên kéo theo là bầy cá nhỏ đủ loại. Vì hếu kỳ nên mọi người liền kéo tời xem, khi quay lại thì viên ngọc không còn nữa.





Chiêu Dương rất bực tức , ông cho rằng một trong số những người ngày hôm đó là thủ phạm. Ông bắt đầu tra tấn Trương Nghĩa. Kết cục Trương Nghĩa quay lưng với nước Sở, chạy đến Ngụy và làm quan ở nước Tần. Viên ngọc thì chẳng thấy đâu, chỉ thấy người theo Tần theo Ngụy chống Sở ngày càng nhiều.

Hòa Thị Bích xuất hiện trở lại 


Chẳng hiểu nguyên do thế nào mà Hòa Thị Bích lại xuất hiện tại Hàm Đan, Kinh đô Triệu quốc. Quan nội thị Mậu Hiền chỉ dùng năm trăm đồng vàng để mua lại vật báu này. Triệu Huệ Văn Vương khi hay tin đã có ý định muốn Mậu Hiền tặng lại vật báu này nhưng không được, Triệu Vương quyết định cho người đến cướp ngọc.





Tần vương cũng hay tin, viết thư với nhã ý đổi 15 tòa thành để đổi lấy Hòa Thị Bích và được Triệu Vương đồng ý, Câu nói "đáng giá liên thành" cũng từ đây mà ra đời. Tuy vậy Tần vương lại không hề muốn đổi thành lấy ngọc mà muốn cướp ngọc trước. Mãi đến năm 228 TCN khi Tần diệt Triệu thì mới có được Hòa Thị Bích. Tần Thủy Hoàng cho người tác viên ngọc thành ngọc tỷ truyền quốc. Tuy nhiên có lẽ ông không ngờ rằng triều đại của ông chỉ truyền được có hai đời.

Khi Lưu Bang vào được Hàm Dương thì đã chiếm được ngọc tỷ truyền quốc đến thời Tây Hán khi Vương Mãng thoán đoạt Nhũ Tử Anh mới 2 tuổi thì ngọc tỷ rơi tiếp vào tay của  thái hậu Hán Hiếu Nguyên.





Theo Hán thư - Nguyên Hậu truyện, khi Vương Mãng cho người em của mình là Vương Thuấn đến thái hậu Hán Hiếu Nguyên đòi ngọc, thái hậu tức giận nên đã ném ngọc tỷ xuống đất, khiến ngọc tỷ bị bể một góc. Sau này, Vương Mãng cho thợ dùng vàng khảm lại chỗ bể nhưng tì vết vẫn tồn tại từ đó.

Dù được qua tay nhiều gia chủ nhưng từ thời Tống Thái Tổ về sau, không ai tìm thấy nó nữa. Vào thời Minh, Thanh cũng có những viên ấn triện được gọi là ngọc bích họ Hòa nhưng thật ra đều là giả. Cho đến hiện tại thì viên ngọc tỷ truyền quốc vẫn là bí ẩn chưa có lời giải. [/tintuc]

Có thể bạn quan tâm